Mách bạn cách lựa chọn máy đo huyết áp tốt

Cach chon may do huyet ap tot

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp. Nghĩa là cứ 5 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, thận,… Số liệu này cho thấy việc phòng ngừa và theo dõi huyết áp chưa thực sự được quan tâm tới. Với những gia đình có người bị tăng huyết áp, hoặc tiền cao huyết áp, việc trang bị một chiếc máy đo huyết áp tốt tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Giúp bạn và gia đình theo dõi bất kỳ thay đổi bất ngờ nào về sức khỏe của mình và có thể tầm soát sức khỏe của mình được tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo huyết áp của nhiều hãng khác nhau. Bạn có thể hoang mang và không biết làm thế nào để mua một chiếc máy vừa chất lượng, giá cả lại phải chăng. Thì bài viết này, Delimed mách cho bạn cách lựa chọn máy đo huyết áp tốt. Bạn có thể tham khảo và đưa ra những lựa chọn cho riêng mình.

Vậy tại sao bạn nên theo dõi huyết áp tại nhà?

Nếu bạn bị tăng huyết áp, theo dõi huyết áp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát được huyết áp tốt hơn. Hạn chế được các trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột nhưng không biết để dẫn tới các biến chứng không mong muốn.

Nếu bạn không bị tăng huyết áp, nhưng gia đình có tiền sử bệnh tim. Bạn cũng nên đầu tư một chiếc máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi sức khỏe định kì.

Và, một lý do khác nữa là đôi khi bạn đến các cơ sở y tế để đo huyết áp nhưng lại căng thẳng đến mức khiến nó tăng đột biến. (Tăng huyết áp áo choàng trắng). Có thể tránh được điều này bằng cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà trong không gian thoải mái.

Sự khác biệt giữa máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp tự động

Máy huyết áp tự động tự thổi phồng, đo và làm xẹp vòng bít một cách tự động. Chúng hoạt động chỉ bằng một nút nhấn và có xu hướng hoạt động tốt hơn so với máy huyết áp cơ, nhưng vẫn có một số ngoại lệ. Vì chúng dễ sử dụng hơn và ‘dễ đánh lừa’ hơn, máy đo huyết áp tự động phù hợp hơn để sử dụng cho những người ở nhà.

Cách đo máy huyết áp cơ yêu cầu bạn tự làm phồng vòng bít bằng quả bóp cao su. Cách đo này phù hợp với những người có chuyên môn và ở cơ sở y tế.

Bạn cần máy đo huyết áp bắp tay hay cổ tay?

Phần lớn các máy đo huyết áp là loại vòng bít dành cho bắp tay, nhưng các mẫu vòng bít cổ tay cũng đang rất phát triển.Mặc dù không có nhiều sự khác biệt về độ chính xác giữa các mẫu vòng bít trên bắp tay và cổ tay khi được sử dụng chính xác theo chỉ dẫn.

Máy đo huyết áp cổ tay thường nhỏ gọn, tiện lợi, như một chiếc đồng hồ đeo tay phiên bản to hơn vậy. Tuy nhiên vì máy đo huyết áp cổ tay cần tư thế chính xác thì kết quả mới chính xác được. Nên chiếc máy này sẽ không phù hợp cho những người bị run tay. Hoặc người có nhiều bệnh lý.

Máy đo huyết áp cổ tay phù hợp hơn cho người trẻ, người có ít bệnh nền, hoặc người có bắp tay to.

Các mẫu máy đo huyết áp bắp tay thường có màn hình lớn hơn, dễ đọc hơn. Loại máy này phù hợp với người huyết áp cao lâu năm, người có nhiều bệnh nền, phụ nữ có thai,…

Các tính năng cần tìm trong máy đo huyết áp tốt

Kích thước vòng bít

Vòng bít của bắp tay thường có kích thước trung bình theo tiêu chuẩn. Mặc dù điều này sẽ phù hợp với đa số người dùng, nhưng nếu bạn có bắp tay đặc biệt lớn hoặc nhỏ thì hãy tìm loại có sẵn các loại còng có kích thước khác nhau.

Vòng bít quấn cổ tay thường có một kích thước phù hợp với tất cả.

Màn hình hiển thị và các nút bấm

Đảm bảo bạn dễ dàng đọc và sử dụng các nút trên cấu tạo của máy. Màn hình của máy đo bắp tay nhìn chung sẽ có màn hình lớn hơn. Dễ đọc hơn so với màn hình quấn cổ tay.

Áp suất của vòng bít

Một số dòng máy khi được bơm căng quá mức sẽ gây khó chịu cho bắp tay của bạn. Vì vậy, bạn hãy chọn những dòng máy có chức năng điều chỉnh áp suất bơm hơi để giúp bạn cảm thấy thoải mái trong quá trình đo. Vậy thì kết quả đo mới chính xác nhất có thể.

Bộ nhớ lưu ngày và thời gian

Có những máy có thể lưu trữ kết quả đo huyết áp kèm theo ngày và giờ đo. Điều này có thể hữu ích cho bạn và bác sĩ của bạn để xác định cách điều trị. Một số máy đo huyết áp còn có bộ nhớ lưu trữ riêng cho hai người dùng. Hoặc có kết nối bluetooth để chia sẻ dữ liệu đo qua điện thoại hoặc máy tính.

Bộ đổi nguồn chính

Một số dòng máy chạy bằng pin cũng có thể hoạt động từ nguồn điện chính, nhưng hãy kiểm tra xem bộ chuyển đổi đã được đi kèm theo máy chưa nhé. Nếu chưa có, bạn cũng có thể mua riêng.

Hiển thị nhịp tim không đều

Hãy chọn máy đo có cảnh báo phát hiện thấy nhịp tim của bạn bị xáo trộn.

Chỉ số tăng huyết áp

Máy đo có cảnh báo tăng huyết áp là một lời nhắc tốt để bạn đến gặp bác sĩ. Và khi mua máy đo huyết áp, bạn nên kiểm tra xem mẫu máy đó có vượt qua được ác bài kiểm tra lâm sàng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không.

 

Sau đây là một số gợi ý về các dòng máy đo huyết áp tốt và thịnh hành hiện nay

  1. Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7120
  2. Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-8712
  3. Máy đo huyết áp bắp tay OMRON JPN600
  4. Máy đo huyết áp bắp tay Microlife B2 EASY
  5. Máy đo huyết áp bắp tay Microlife B3 AFIB Advanced
  6. Máy đo huyết áp BEURER BM40
  7. Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM28A
  8. Máy đo huyết áp cổ tay Beurer BC30
  9. Máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM-6161
  10. Máy đo huyết áp cổ tay Microlife 3NV1-3E

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *