Khi nào cần tầm soát Đái Tháo Đường?

Khi nào nên tầm soát Đái Tháo Đường

Người ta ước tính rằng một phần ba số người mắc bệnh tiểu đường không biết về tình trạng của họ. Đôi khi có thể hầu như không có triệu chứng và bệnh nhân có thể mắc bệnh tiêu đường mà không biết. Nếu bạn bị tiểu đường, việc tầm soát để chẩn đoán sớm là điều cần thiết. Chẩn đoán càng sớm, càng có cơ hội giảm nguy cơ biến chứng của bênh tiểu đường, điều trị nó một cách thích hợp giúp người bệnh luôn khỏe mạnh. Đây là lý lo tại sao tầm soát bệnh tiểu đường rất quan trọng, nhưng ai nên tầm soát và khi nào cần tầm soát Đái Tháo Đường?

Khuyến cáo tầm soát bệnh tiểu đường

Hầu hết các khuyến nghị tầm soát bệnh tiểu đường tập tủng vào tuýp 2, vì các triệu chứng của tuýp 1 thường phát triển đột ngột và bệnh được chẩn đoán ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

Hiệp hội tiểu đường hoa kỳ (ADA) khuyến cáo rằng người lớn từ 45 tuổi trở lên nên tầm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 ba năm 1 lần bằng cách sử dụng xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm sung nạp glucose hoặc xét nghiệm HbA1c.

Bạn có thể tầm soát bệnh tiểu đường sớm hơn hoặc thường xuyên hơn nếu bạn thừa cân và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:

  • Cholesterol cao
  • Huyết áp cao
  • Thừa cân, béo phì
  • Cha mẹ, hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường.
  • Ít hoạt động thể chất.
  • Người bị tiểu đường thai ký hoặc sinh con nặng hơn 9 pound
  • Suy giảm dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose lúc đói (Tiền Đái Tháo Đường) khi xét nghiệm đường huyết trước đó
  • Tiền sử bệnh tim mạch.

Khi nào cần tầm soát Đái Tháo Đường?

Việc nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu dường tuýp 2 là một thách thức. Mọi người thường phát hiện ra họ bị tiểu đường khi đi khám sức khỏe. Nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra:

 

  • Triệu chứng bệnh Đái tháo đường
    Triệu chứng bệnh Đái tháo đường

    Mệt mỏi liên túc

  • Khát nước nhiều
  • Đói quá mức
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không giải thích được
  • Các vấn đề về thị lực
  • Miệng khô
  • Khó chịu, thay đổi tâm trạng thường xuyên
  • Vết thương chậm lành
  • Ngứa ran, tê
  • Thay đổi da và nhiễm trùng
  • Cảm giác ngứa
  • Một tay nắm yếu

Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc tầm soát ở độ tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn nếu có thể. Việc tầm soát là đặc biệt quan trọng vì ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường thường không có triệu chứng.

 

Bài viết liên quan

Một bình luận về “Khi nào cần tầm soát Đái Tháo Đường?

  1. Pingback: Các loại Insulin dùng trong bệnh tiểu đường - Thuốc Tiện Lợi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *