Như các bạn đã biết, hoặc thường thấy khi được thăm khám tại các cơ sở y tế. Trước hết, bạn sẽ được các nhân viên tiến hành kiểm tra huyết áp trước khi được các bác sĩ thăm khám.
Trong nhiều thập kỷ, các bác sĩ, nhân viên y tế đã sử dụng loại vòng bít bơm hơi bằng tay và ống nghe để nghe âm thanh của động mạch. Và để sử dụng được loại máy đo cơ học này cần phải là những người có chuyên môn thì kết quả kiểm tra mới chính xác được.
Có 2 con số trong chỉ số huyết áp mà bạn cần chú ý: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ví dụ: kết quả đo của bạn là 120/80mmHg m8
Khi bác sĩ quấn vòng bít quanh bắp tay của bạn và bơm nó lên, điều mà bác sĩ đang làm là cắt đứt dòng máu lưu thông bằng áp lực so vòng bít tạo ra. Khi áp suất trong vòng bít được giải phóng, máu bắt đầu chảy trở lại và họ có thể nghe thấy dòng chảy thông qua ống nghe, Con số mà máu bắt đầu chảu (120) là số đo áp suất đầu ra tối đa của tim (đọc tâm thu). Bác sĩ tiếp tục thả áp lực lên vòng bít và lắng nghe cho đến khi không còn âm thanh. Con số đó (80) cho biết áp suất trong hệ thống khi tim thư giãn (đọc tâm trương).

Tuy nhiên, hiện nay theo sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật thì việc xuất hiện một loại máy đo huyết áp tự động, giá cả hợp lý và dễ sử dụng là điều hiển nhiên. Máy đo huyết áp tự động sử dụng pin và bộ cảm biến áp suất để cảm nhận rung động của thành động mạch nhằm đo huyết áp trong động mạch.
Có 2 loại máy đo huyết áp tự động:
Máy đo huyết áp bắp tay: sẽ có một vòng bít được đặt ở bắp tay của bạn, nối với thân máy để bơm hơi lên vòng bít.
Máy đo huyết áp cổ tay: loại này vòng bít gắn liền với màn hình và bao quanh cổ tay của bạn.

Các bạn yên tâm, dù là sử dụng loại máy đo nào thì phương pháp đo đều giống nhau. Đều cho ra kết quả chỉnh xác.
Cơ chế hoạt động của Máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử sử dụng một máy bơm hơi không khí để thổi phồng vòng bít bao quanh bắp tay hoặc cổ tay với áp suất đủ để ngăn máu chảy vào động mạch. Áp suất này sau đó được giải phóng dần đần bằng van điện từ tự động cho đến thời điểm máu bắt đầu chảy qua động mạch.
Huyết áp tâm thu cao hơn (120), xảy ra khi tim bạn đập và đẩy máu qua các động mạch.
Huyết áp tâm trương (80) được đo khi tim bạn nghỉ ngơi và chứa đầy máu.
Chu kỳ đo hoàn chỉnh này được điều khiển tự động bởi hệ thống điều khiển vi mô.
Tín hiệu từ cảm biến áp suất được xử lý bằng bộ khuếch đại thiết bị trước khi chuyển đổi dữ liệu. Sau đó, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim được tính toán và hiển thị trên màn hình LCD.


Nhìn chung, cơ chế hoạt động của máy đo huyết áp thì khá là dễ hiểu. Nhưng để sản xuất ra được một chiếc máy với độ cảm biến chính xác, mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt và hiệu quả thì không phải là hãng nào cũng thực hiện được.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều Máy đo huyết áp tự động của nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó có một số thương hiệu nổi trội như Omron, Beurer, Microlife… được nhiều người tin tưởng và sử dụng
Bạn có thể tham khảo một số dòng máy sau:
1.Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-8712: Giá khoảng 750.000
Chức năng cơ bản: đo huyết áp, nhịp tim ; bộ nhớ lưu được kết quả lần đo gần nhất

2. Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM40: giá khoảng 860.000
Chức năng:
- Đo huyết áp, nhịp tim
- Cảnh báo rối loạn nhịp tim
- Hiển thị ngày, tháng, thời gian đo
- Bộ nhớ 2 người dùng với 120 kết quả đo gần nhất
- Tính được kết quả trung bình của các lần đo

3. Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7121 : giá khoảng 950.000
Chức năng:
- Đo chỉ số huyết áp, nhịp tim
- Tầm soát rối loạn nhịp tim
- Bộ nhớ máy lưu được 30 kết quả đo gần nhất

4. Máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM-6161: giá khoảng 730.000
Chức năng:
- Đo huyết áp, nhịp tim
- Cảnh báo rối loạn nhịp tim (nếu có)
- Bộ nhớ: lưu được 30 kết quả đo gần nhất

5. Máy đo huyết áp cổ tay Beurer BC30: giá khoảng 520.000
Chức năng:
- Đo huyết áp, nhịp tim
- Cảnh báo rối loạn nhịp tim nếu có
- Hiển thị ngày, tháng, thời gian đo
- Bộ nhớ lưu được 2 người dùng với tổng 120 kết quả đo

Nguồn tham khảo: techblog.livongo.com ; HowStuffWorks